Thông tin Pháp Luật

Cứ bị nợ tiền thì sẽ kiện được với tội danh Lừa đảo?

Cứ bị nợ tiền thì sẽ kiện được với tội danh Lừa đảo?

Cứ bị nợ tiền thì sẽ kiện được với tội danh Lừa đảo? Trước khi kiện cần đọc kỹ những điều sau:

Khi bị người quen vay mượn không giả tiền, ta thường nghĩ ngay tới việc ra cảnh sát khai báo với tội danh lừa đảo. Muốn thỏa mãn điều kiện của tội danh này, cần phải có hành vi lừa đảo (기망행위). Hành vi lừa đảo được chia thành hai loại là “hành vi lừa đảo về thời gian trả tiền 변제사기” và “hành vi lừa đảo về mục đích vay tiền 용도사기”.

Hành vi lừa đảo về thời gian trả tiền (변제사기): Có thể ví dụ như người A hẹn ngày 10 giả tiền nhưng quá ngày không giả. Còn hành vi lừa đảo về mục đích vay tiền (용도사기) có thể ví dụ như người A vay tiền để đi chữa bệnh nhưng lại dùng tiền đó đi đánh bạc. Hành vi chỉ cần là 1 trong 2 điều kiện trên cũng có thể khai báo với tội danh lừa đảo.

Khi đi kiện, cần chú ý nhất là chuẩn bị chứng cứ. Trước hết, cần chuẩn bị nội dung lịch sử chuyển tiền, tin nhắn hay giấy vay nợ, ghi âm về nội dung cho vay mượn. Những nội dung trên cần dịch sang tiếng Hàn trước khi trình báo cảnh sát. Nhiều anh chị hỏi rằng ghi âm mà không hỏi đối phương thì có dùng làm bằng chứng được không thì câu trả lời là vẫn dùng làm bằng chứng được. Lý do là nếu người ghi âm tham gia vào cuộc nói chuyện thì có thể ghi âm mà không cần hỏi ý kiến đối phương. Tiếp theo, cần có chứng cứ là bản thân đã yêu cầu đối phương trả tiền. Điều này nghe có vẻ quá đơn giản nhưng không ít trường hợp người đi kiện không yêu cầu đối phương trả tiền mà đã đi khai báo. Cũng cần lưu ý là toàn bộ chứng cứ của phần này cũng cần dịch thuật sang tiếng Hàn.

Lừa đảo thuộc nhóm tội phạm kinh tế. Tùy từng vụ việc mà các yếu tố để công nhận hành vi là hành vi lừa đảo sẽ khác nhau. Do người vay và người cho vay thông thường là mối quan hệ thân thiết, người nhà, quan hệ yêu đương nên đôi lúc sẽ gặp khó khăn trong việc lấy chứng cứ hay chứng minh các điều kiện thỏa mãn của tội. Chính vì vậy, bạn nên nhận được tư vấn của các chuyên gia pháp lý trước khi chính thức có động thái kiện tụng đối phương.

Video gốc – lời khuyên của luật sư Kim Nak Eui tại đây