Thông tin Pháp Luật

Chia tài sản khi ly hôn – phần 1

Chia tài sản khi ly hôn – phần 1
Chia tài sản khi ly hôn – phần 1
사람 1명 이상 및 텍스트의 낙서 그림일 수 있음
Trong quá trình ly hôn, chia tài sản (재산분할) luôn là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số kiến thức khi chia tài sản khi ly hôn tại Hàn Quốc.
1. Tỉ lệ chia tài sản là 50:50?
Câu trả lời là không. Tài sản được chia theo mức độ đóng góp (기여도) trong hôn nhân. Vậy nếu một người là nội trợ không đi làm có được tính là có đóng góp không? Câu trả lời là có. Bở lẽ việc chăm con hay làm việc nhà cũng đều được quy ra mức lương của người trông trẻ hay giúp việc để tính. Ví dụ một người trông trẻ ở Hàn một tháng trung bình lương khoảng 3 triệu won, một năm 36 triệu won. Vậy người vợ hay chồng ở nhà trông con cũng được tính đóng góp số tiền như vậy trong hôn nhân.
 
Không chia tài sản 50:50 như một lợi thế cho người kiếm được nhiều tiền hơn. Ví dụ anh Park và cô Lee kết hôn, sau kết hôn cô Lee làm nội trợ, anh Park phát triển kinh doanh. Nhờ vào nỗ lực của mình cũng như sự giúp đỡ hỗ trợ vốn của người nhà, anh Park gây dựng được sự nghiệp lên đến 50 tỷ won. Với số tài sản lớn như này khi ly hôn. Cô Lee sẽ không thể nhận được 50% mà chỉ nhận được theo mức độ đóng góp của cô Lee trong cuộc hôn nhân này.
 
Khi chia tài sản cũng dựa vào những điểm như ai là người nuôi dưỡng con cái chính, ai có công việc ổn định và thu nhập nhiều hơn, một số trường hợp còn xét xem nguyên nhân dẫn đến ly hôn do ai, có trái với lẽ thường, gây tổn thương cho người còn lại không để làm căn cứ chia tài sản.
 
2. Tài sản được chia gồm những gì?
Hai loại tài sản được chia khi ly hôn là tài sản thực tế (적극재사) và tài sản nợ (소극재산). Tài sản thực tế bao gồm nhà, chung cư, đất, tiền mặt ,bảo hiểm. Lưu ý tiền lương hưu hay tiền thôi việc cũng có thể chia tài sản khi hôn nhân nên nếu có kế hoạch ly hôn cần đóng băng trước các khoản đó, tránh việc đối phương cố ý thụ nhận trước. Tài sản nợ như tên gọi bao gồm nợ chung của vợ chồng, tiền vay ngân hàng cũng như nợ cá nhân.
3.
Khi chia tài sản cần chú ý tới loại tài sản đặc thù (특유재산), đây là tài sản riêng của vợ hay chồng như thừa kế từ bố mẹ hoặc tài sản tiền hôn nhân. Loại tài sản này về lý thuyết không chia khi ly hôn. Nhưng cũng có những trường hợp đặc biệt có thể chia khi ly hôn. Ví dụ lúc kết hôn hai vợ chồng anh Kim, cô Lee ở nhà mua từ trước khi kết hôn của anh Kim, căn nhà khi đó có giá trị 200 triệu won. Trong quá trình 5 năm sinh sống, cả hai cùng đóng phí quản lý, sửa chữa ngôi nhà. Khi ly hôn thì ngôi nhà được ước tính có giá trị 500 triệu won. Vậy trong trường hợp cô Lee vẫn có thể yêu cầu chia tài sản với ngôi nhà của anh Kim ở 2 hạng mục. Hạng mục 1 là cho những đóng góp của cô Kim trong thời gian sống chung, hạng mục 2 là chênh lệch giá nhà từ lúc bắt đầu sống đến thời điểm ly hôn.
 
Ở bài viết sau sẽ đề cập đến phương pháp định giá nhà cũng như cách chia tài sản với những đồ dùng có thời hạn sử dụng hay đồ đắt tiền như túi xách.