Luật Pháp Hàn Quốc

Chia tài sản khi ly hôn – phần 2

Chia tài sản khi ly hôn – phần 2
Chia tài sản khi ly hôn – phần 2
사진 설명이 없습니다.
Phần một của bài viết đã chia sẻ về tỉ lệ chia tài sản khi ly hôn và những loại tài sản được chia và không được chia. Ở phần 2 sẽ đề cập tới việc chia tài sản về những đồ vật, hàng hóa được mua, tặng trong hôn nhân có giá trị lớn cũng như định giá bất động sản khi ly hôn.
4. Đồ vật đăt tiền tiêu biểu như túi xách, đồng hồ hiệu mua trong thời gian sống chung, khi ly hôn sẽ chia như nào?
Để xét thêm những đồ dùng này có thể chia khi ly hôn hay không, cần xét thêm đồ vật đó mua với mục đích là Cho tặng hay Đầu tư. Nếu mua với mục đích để sau này bán lại với giá cao hơn, có thể hiểu đây là đầu tư và có thể chia tài sản khi ly hôn. Còn với đồ dùng được mua với mục đích cho tặng, thông thường sẽ không chia được, tuy nhiên với nhiều trường hợp thời gian chung sống ngắn dưới 6 tháng, hai bên có thể yêu cầu hay thỏa thuận trả lại quà tặng ,sính lễ mua cho đối phương.
5. Người đứng tên nhà/ bất động sản sẽ được chia nhiều hơn?
Việc ai đứng tên nhà không quan trọng khi chia tài sản khi ly hôn. Khi ly hôn để định giá bất động sản, đặc biệt là chung cư, tòa án sẽ dựa vào Định giá bất động sản KB (KB부동산 평균가액) để định giá . Với trường hợp không thể dùng công cụ trên để định giá đất hay nhà tập thể, tòa nhà dùng để kinh doanh thì sẽ quy ước theo giá mà hai vợ chồng ước tính. Nếu hai bên đưa ra giá có mức chênh lệnh lớn, tòa án sẽ giao cho bên thẩm định chuyên môn đi điều tra thực tế để định giá. Với trường hợp này, thời gian để ra phán quyết ly hôn rất lâu, có thể đến vài năm. Vậy trong trường hợp giá nhà ở thời điểm đệ đơn kiện ly hôn và thời gian ra phán quyết ly hôn chêch lệch lớn sẽ phải làm thế nào? Trong trường hợp này, giá nhà được áp dụng theo thời điểm định giá ở phiên biện luận cuối cùng trước phiên tòa ra phán quyết.
Ví dụ: Khi đệ đơn ly hôn giá bất động sản là 500 triệu won, đến phiên tòa hai bên biện luận, tranh cãi cuối cùng (phiên cuối trước phiên ra phán quyết), giá nhà lên đến 700 triệu won. Vậy trong trường hợp này, giá nhà được định giá là 700 triệu won.
Trong quá trình kiện ly hôn, dù biết trước được đối phương có bao nhiêu tài sản thì trong quá trình kiện tụng, không thể tránh khỏi khả năng đối phương giấu hay tẩu tán tài sản. Chính vì thế trước khi chính thức bắt đầu cho “cuộc chiến” này, hãy tìm tới luật sư để làm trước các thủ tục xác nhận và đóng băng tài sản (가처분) của đối phương để đảm bảo quyền lợi của bản thân nhé.